lá rơi

tiêu đề

TRUNG TÂM GIỐNG HÀ TĨNH - 0977006968 CHUYÊN CUNG CẤP GIỐNG BỒ CÂU PHÁP, GIỐNG GÀ, GIỐNG VỊT, NGAN, NGỖNG...TRUNG TÂM ĐÃ LẬP CÔNG TY RIÊNG CHUYÊN BAO TIÊU SÃN PHẨM BỒ CÂU PHÁP

Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

Lịch tiêm phòng vác xin cho chim bồ cầu pháp và một số bệnh thường ghặp - Trung tâm giống bồ câu hà tĩnh - 0977006968



Lịch tiêm phòng vác xin cho chim bồ cầu




     Lịch tiêm phòng vác xin cho chim bồ cầu

chim được 5 ngày tuỗi nhỏ vác xin lasota hoặc ND.IB và 8 ngày tuỗi nhỏ vác xin gumboro lần 1
chim được 10 ngày tuỗi thì chũng đậu cho bồ câu
chim được 14 ngày tuỗi nhỏ vác xin lasota lần 2 và 21 ngày tuỗi nhỏ vác xin gumboro lần 2
sau đó cứ định kỳ 4 tháng bà con nên nhỏ vác xin lasota 1 lần để phòng bệnh niu cát xơn ( bệnh gà rù)
định kỳ 1 tháng cho chim uống phòng bệnh tiêu chảy và các bệnh khác cho chim và khi thời tiết thay đổi ta cũng phải cho chim uống thuốc đặc trị tiêu chảy và viêm phế quoản
quy trình chung khi bắt chim từ trung tâm giống bồ câu chúng tôi về
khi chim mới bắt từ trung tâm giống chúng tôi về, do thay đổi thời tiết, môi trường sống, thay đổi thức ăn, nước uống nên chim sinh bệnh tiêu chảy, phân xanh, phân trắng nên ta cho uống các loại thuốc sau đây:
thuốc đặc trị tụ huyết trùng hoặc ecoly 102
và thuốc tetramycin-d
hai loại thuốc trên trộn với nhau cho uống 5 ngày vào  buỗi sáng còn buỗi chiều cho uống điện giải hoặc gluco- KC  ( chú ý tùy theo thời tiết chúng tôi sẽ hướng dẫn riêng )
khi cho chim vào chuồng cứ định kỳ 2 ngày phun phòng dịch 1 lần trong vòng 10 ngày sau đó cứ 7 ngày là phun phòng dịch 1 lần
đến ngày thứ 10 ta nên tẩy giun cho chim

I. Những Kỹ thuật cơ bản nuôi chim bồ câu pháp
Có thể nuôi chim bồ câu pháp với quy mô lớn. Chim bồ câu siêu thịt, có thể nặng  1,2 kg, dễ nuôi, nhanh lớn, ít bệnh, sinh sản tốt.
Chim bồ câu là vật nuôi có giá trị dinh dưỡng khá cao, rất bổ dưỡng cho người già, người mới ốm đậy, trẻ em suy dinh dưỡng.
Phân chim bồ câu ủ để bón hoa, kiểng, cây ăn trái.
Chim bồ câu còn là loại chim cảnh đẹp.
1. Con giống
Giống của : Pháp
Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yêu cầu: khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi.
Dòng chim bồ câu Pháp : Titan & Mimas:
* Dòng “siêu lợi” Mimas có bộ lông đồng nhất màu trắng, khả năng sản xuất: 12 cặp chim non /năm, khối lượng chim non lúc 12 ngày tuổi đạt 500g.
*Dòng “siêu nặng” Titan có bộ lông phong phú đa dạng hơn: trắng, đốm, xám, nâu, khả năng sản xuất: 11 cặp chim non /năm, khối lượng chim non lúc 12 ngày tuổi đạt 600 g.
Phân biệt trống mái: Con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái (lúc thành thục), khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Tuy nhiên, lúc bé rất khó phân biệt. Nên mua loại chim từ 5-6 tháng tuổi.
Một cặp bồ câu có thể sinh sản trong 5 năm, nhưng sau 3 năm đẻ, khả năng sinh sản giảm, nên thay chim bố mẹ mới.
2. Sinh sản
Nếu nuôi tốt 1 con bồ câu mái sau 5 -6 tháng tuổi bắt đầu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Sau khi ấp 18 ngày sẽ nở. Chim con sẽ được chim trống và chim mái nuôi dưỡng. 14 -20 ngày tuổi có thể xuất chuồng bán thịt. Chim mái nghỉ dưỡng sau 7- 10 ngày thì đẻ lứa tiếp theo. Cứ như thế 1 cặp bồ câu bố mẹ sau 1 năm cho ra đời 12 cặp chim con.
Nuôi chim trong chuồng tỷ lệ đẻ và ấp đạt được từ 90%, nhưng khâu chăm sóc nhiều bơn, tốn công hơn.
Còn khi nuôi thả thì tỉ lệ đạt khoảng 80%, nhưng có ưu điểm là chim khoẻ không bệnh dịch.
Chim bồ câu thường đẻ trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 giờ chiều do vậy cần hạn chế vào chuồng chim và xua đuổi chuột, mèo, rắn…bởi vì chúng làm cho chim hoảng loạn, hoặc ngưng đẻ ngay lập tức.
Kỹ thuật dồn trứng, dồn con: Kiểm tra nghiêm ngặt, tuyển lựa trứng, ghi chép số chuồng, ngày đẻ. Trứng đẻ 5 ngày phải soi, nếu trứng không có trống loại bỏ ngay, trứng còn lại chuyển qua cặp đẻ cùng ngày để ấp. Khi 3 cặp chim nở, sẽ tách một cặp con dồn cho hai cặp nuôi. Cặp còn lại 10 ngày sau đẻ tiếp.
Với chuồng trại 100m2 có thể nuôi 500 cặp bồ câu bố mẹ, trong có 50m2 làm ổ cho bồ câu đẻ, ấp; ngoài ra có khu vực bồ câu thịt, sân chơi cho bồ câu. Cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Nên tạo cho chim có được môi trường tự nhiên, chuồng trại đẹp thoáng mát, có đủ ánh sáng mặt trời, có mái cao ráo, yên tĩnh nhẹ nhàng, trá Chuồng trại, lồng làm bằng tre, gỗ, hay lưới kẽm (dây thép) 2mm, ghép từng ô, có thể làm nhiều nh gió lùa, mưa, ồn ào quá mức, tránh mèo, chuột, rắn, có độ cao vừa phải… có chỗ cho chim tắm, mỗi tuần pha một lần nước muối nhạt để chống rệp cho chim.
tầng.
Nếu nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng là một đôi chim sinh sản. Nếu nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 10 cặp/m2 chuồng. Khi được 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ (giai đoạn về sau này được gọi là chim dò). Nuôi chim dò với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (15 cặp/m2).
5. chuồng nuôi chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi:
 Dành cho một cặp trống mái sinh sản: Cao: 45cm sâu: 50cm rộng: 50cm cao. Trên đó đặt ổ đẻ, máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung.
6. chuồng nuôi chim hậu bị sinh sản từ 4-6 tháng tuổi:
 dài 5m ; rộng 4m; cao 2,5m (cả mái).
chuồng nuôi dưỡng chim thịt (nuôi vỗ béo chim thương phẩm từ 21-30 ngày tuổi):Cao: 100cm ; sâu: 200cm ; rộng: 100cm. Mật độ 40 con/m2, không có ổ đẻ,  có máng ăn ( hặc phải nhồi trực tiếp cho chim ăn), ánh sáng tối đa.
7. ổ đẻ:
 Đường kính: 20-25cm ;  cao: 5-10cm: Trong giai đoạn nuôi con, chim bồ câu đã đẻ lại, nên mỗi đôi chim cần hai ổ hoặc 1 ổ đẻ, nếu một ổ đẻ thì ta phải tách chim đẻ cho chim lấy ổ đẻ, một ổ đẻ và ấp trứng đặt ở trên, một ổ để nuôi con đặt ở dưới. ổ có thể làm bằng gỗ, nhựa, khô ráo, sạch sẽ, vệ sinh thay rửa thường xuyên.
8. Máng ăn cho một đôi chim bố mẹ:
 dài: 15cm; rộng: 5cm ;  sâu: 5-10cm. Nên đặt ở những vị trí tránh chim ỉa vào, tránh các nguồn gây ẩm ướt và hạn chế thức ăn rơi vãi. Có thể dùng máng bằng tre hoặc bằng tôn, nhựa.
Máng uống cho một đôi chim bố mẹ: Đường kính: 5-6cm; cao: 8-10cm. Máng uống phải đảm bảo tiện lợi và vệ sinh. Có thể dùng đồ hộp (lon nước giải khát, lon bia…), cốc nhựa…
Thức ăn:
Chế độ ăn uống của chim đều 2-3 cữ/ngày. Bình quân lượng thức ăn cho 1 con chỉ từ 0,1-0,15g.
Cần cho chim ăn đầy đủ, nhất là cám tổng hợp. Có thể cho ăn bắp, đậu xanh hột, lúa trộn với một ít thức ăn công nghiệp của gà, vịt (thịt, đẻ).
Pha chế thức ăn cho chim theo tỷ lệ: 40% đậu xanh, 30% bắp hạt sống, 20% gạo lức và 10% lúa trộn đều với nhau. Có thể trộn gạo, lúa và pha thêm cám gà để giảm lượng đậu xanh, giảm chi phí thức ăn.
Ngoài ra, nên tăng cường thêm một số chất khoáng, vôi vào khẩu phần ăn của chim để đảm bảo cho chim sinh sản và giúp chim luôn giữ được nhiệt để tiêu thụ thức ăn tốt.
Chuồng phải có máng nước đổ đầy uống cả ngày. Nước phải sạch sẽ, không màu, không mùi và phải thay hằng ngày. Có thể bổ sung vào trong nước Vitamin và kháng sinh để phòng bệnh khi cần thiết, trung bình mỗi chim bồ câu cần 50-90ml/ngày.
A. Một số kinh nghiệm:
A1. Tập cho chim làm quen với mèo và rắn: mỗi lần cho chim ăn kèm theo con mèo bên cạnh, tập cho an chung, gần nhau, mèo không vồ chim, chim không sợ mèo. 
A2.  Giữ chim ở lại chuồng tránh tình trạng chim bay bỏ chủ mà đi chủ khác:     ( đối với cách nuôi chim thả tự nhiên )Tập cho chim quen hơi chủ bằng cách nuôi chim càng non càng tốt. Thường xuyên thăm nom các ổ chim mới nở, làm chim trở nên “dạn” gần gũi với chủ hơn.
A3. Cho ăn đúng giờ  tạo thói quen, dù có đi ăn xa khi đến giờ ăn chim rủ nhau về nhà để ăn thức ăn quen thuộc của chủ.
Chế độ chiếu sáng
Chim bồ câu rất nhạy cảm với ánh sáng. Sự đẻ trứng chỉ phụ thuộc vào một phần ánh sáng nhưng sự ấp trứng lại phụ thuộc chặt chẽ vào yếu tố ánh sáng. Bản năng ấp trứng của bồ câu phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng ban ngày tối thiểu là 13 giờ. Do đó chuồng trại thiết kế thoáng đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho chim. Tuy nhiên, ở miền Bắc, ban ngày mùa đông ánh sáng ngắn, có thể lắp bóng đèn 40W chiếu sáng thêm vào ban đêm (nếu nuôi theo quy mô lớn) với cường độ 4-5W/m2 nền chuồng với thời gian 3-4h ngày.
9. Quy trình nuôi chim bồ câu pháp
*. Nhu cầu dinh dưỡng
Nhu cầu về dinh dưỡng của chim bồ câu tuỳ theo giai đoạn phát triển của chim. Sau đây là nhu cầu cần thiết cho chim sinh sản:
Năng lượng (kcal/ME):  2900-3000
Protein thô (%): 13,4-14,4%
Ca (%):  2-3%
P (%):  0,6-0,8%
NaCl (%):  0,3-0,35
Methionin (%):  0,3
Lizin (%):  0,3-0,7
Chim bồ câu nuôi nhốt rất cần chất khoáng, do đó phải thường xuyên bổ sung vào các máng ăn riêng cho chim ăn tự do.
*. Các loại thức ăn thường sử dụng nuôi chim
Thông thường chim ăn trực tiếp các loại hạt thực vật: đỗ, ngô, thóc, gạo… và một lượng cần thiết thức ăn đã gia công chứa nhiều chất khoáng và vitamin.
+ Đỗ bao gồm: đỗ xanh, đỗ đen, đỗ tương,…Riêng đỗ tương hàm lượng chất béo nhiều nên cho ăn ít hơn và phải được rang trước khi cho chim ăn.
+ Thức ăn cơ sở: thóc, ngô, gạo, cao lương,..trong đó ngô là thành phần chính của khẩu phần. Yêu cầu của thức ăn phải đảm bảo sạch, chất lượng tốt, không mốc, mọt.
Chim bồ câu cần một lượng nhất định các hạt sỏi,? giúp cho chim trong quá trình tiêu hoá của dạ dày (mề). Kích cỡ của các hạt: dài 0,5-0,8mm, đường kính 0,3-0,4mm. Vì vậy nên đưa sỏi vào máng dành riêng đựng thức ăn bổ sung cho chim ăn (trộn cùng với muối ăn và khoáng Premix).
*. Thức ăn bổ sung (chứa vào máng ăn riêng): Khoáng Premix: 85%; NaCl: 5%; Sỏi: 10%
Bổ sung liên tục trong máng cho chim ăn tự do. Tuy nhiên hỗn hợp được trộn nên dùng với một lượng vừa phải. Không nên để thức ăn bổ sung quá nhiều trong một thời gian dài gây biến chất các thành phần có trong hỗn hợp.
Khi phối trộn thức ăn, càng nhiều thành phần càng tốt, đảm bảo đủ chất lượng và bổ sung hỗ trợ cho nhau đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên nguyên liệu khác nhau cách phối hợp cũng khác nhau, thông thường lượng hạt đậu đỗ từ 25-30%; ngô và thóc gạ 75-75%.
Sau đây là 2 khẩu phần đang được ứng dụng nuôi chim bồ câu Pháp:
Khẩu phần 1: (Sử dụng nguyên liệu thông thường)
Nguyên liệu & GTDD Chim sinh sản
Chim dò
Ngô (%) 50 50
Đỗ xanh (%) 30 25
Gạo xay (%) 20 25
Năng lượng ME (kcal/kg) 3165,5 3185,5
Protein (%) 13,08 12,32
ME/P 242,08 258,5
Ca (%) 0,129 0,12
P(%) 0,429 0,23
 Khẩu phần 2: (Sử dụng kết hợp cám gà công nghiệp)
Nguyên liệu & GTDD Chim sinh sản
Chim dò
Cám viên Proconco C24 (%) 50 33
Ngô hạt đỏ (%) 50 67
Năng lượng ME (kcal/kg) 3000 3089
Protein (%) 13,5 11,99
Xơ thô (%) 4,05 3,49
Ca (%) 2,045 1,84
Phot pho tiêu hóa (%) 0,40 0,25
Lizin (%) 0,75 0,52
Methionin (%) 0,35 0,29
*. Cách cho ăn
– Thời gian:
2 lần trong ngày buổi sáng lúc 8-9h, buổi chiều lúc 14-15 h, nên cho ăn vào một thời gian cố định trong ngày.
– Định lượng:
Tuỳ theo từng loại chim mà chúng ta cho ăn với số lượng thức ăn khác nhau, thông thường lượng thức ăn= 1/10 trọng lượng cơ thể:
– Chim dò (2-5 tháng tuổi): 40-50g thức ăn/con/ngày:
– Chim sinh sản: (6 tháng tuổi trở đi)
 + Khi nuôi con: 125-130g thức ăn/đôi/ngày
 + Không nuôi con: 90-100g thức ăn/đôi/ngày
 – Lượng thức ăn/đôi sinh sản/năm: 45-50kg
10 .  Chim sinh sản (6 tháng tuổi trở đi)
Sau khi được nuôi tập trung ở giai đoạn chim dò đến 5 tháng tuổi và đã ghép đôi tự nhiên, hoặc bắt buộc,  mỗi đôi đó được chuyển sang 1 ô chuồng riêng đã được chuẩn bị sãn sàng về máng ăn, máng uống, ổ đẻ, máng đựng thức ăn bổ sung như đã hướng dẫn ở trên. Giai đoạn này có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng riêng.
a. Thời kỳ đẻ và ấp trứng
Khi ghép đôi xong, quen với chuồng và ổ, chim sẽ đẻ. Trước khi chim đẻ, chuẩn bị ổ (chỉ dùng 1 ổ). Dùng rơm khô, sạch sẽ và dài để lót ổ. ở những lứa đầu tiên chim thường có hiện tượng làm vãi rơm gây vỡ trứng, do đó nên bện 1 vòng rơm lót vừa khít đường kính của ổ.
– Nơi ấp trứng? phải yên tĩnh, đặc biệt với chim ấp lần đầu nên giảm bớt tầm nhìn, âm thanh, ánh sáng để chim chuyên tâm ấp trứng.
– Theo dõi ngày chim đẻ bằng sổ sách ghi chép cụ thể hoặc nếu máng ăn được làm bằng tôn thì dùng bút dạ ghi trực tiếp lên máng. Nhờ vậy chúng ta có thể ghép ấp những quả trứng có cùng ngày đẻ hoặc chênh lệch nhau 2-3 ngày (số lượng trứng ghép ấp tối đa: 3 quả/ổ)
– Khi chim ấp nên định kỳ kiểm tra: xem trứng có thụ tinh không (soi trứng khi ấp được 5 ngày) trứng không được thụ tinh thì loại ngay. Có thể dựa vào kinh nghiệm để nhận biết được trứng có phôi hay không,  thông qua màu sắc của vỏ trứng.
Khi chim ấp được 18 ngày sẽ nở, nếu quả trứng nào mổ vỏ lâu? mà chim không đạp vỏ trứng chui ra thì người nuôi cần trợ giúp bằng cách bóc vỏ trứng để chim non không chết ngạt trong trứng.
Những đôi chỉ nở 1 con thì chúng ta cũng có thể ghép nuôi con vào những ổ 1 con khác với ngày nở chênh lệch nhau 2-3 ngày (có cùng ngày nở là tốt nhất), số lượng con ghép tối đa: 3 con/ổ
b. Thời kỳ nuôi con
Trong thời kỳ nuôi con (từ khi nở đến 28 ngày tuổi), cần thay lót ổ thường xuyên (2-3 ngày/lần), để tránh sự tích tụ phân trong ổ vì đó là nơi lý tưởng cho ký sinh trùng, vi khuẩn và virus.?
Khi chim non được 7-10 ngày mới tiến hành cho ổ đẻ thứ hai vào. Sau khi tách mẹ, ổ đẻ tương ứng được bỏ ra rửa sạch, phơi khô để bố trí lứa đẻ tiếp theo.
2. Chim dò (2-5 tháng tuổi) nuôi hậu bị sinh sản
Sau khi được 28-30 ngày tuổi chúng ta tiến hành tách chim non khỏi mẹ.
Chim dò được nuôi thả ở chuồng quần thể với lứa tuổi tương đương nhau. Sau khi rời ổ, chim non chuyển sang một giai đoạn mới phải tự đi lại, tự ăn. Giai đoạn này chim còn yếu, khả năng đề kháng và khả năng tiêu hoá kém dễ sinh bệnh. Do đó cần chú ý công tác chăm sóc nuôi dưỡng. Giai đoạn này nên bổ sung Vitamin A, B, D, các chất kháng sinh…vào nước uống để chống mềm xương, trợ giúp tiêu hoá và chống các bệnh khác. Trong giai đoạn đầu có một số con chưa quen cuộc sống tự lập không biết ăn, uống do đó người nuôi phải kiên nhẫn tập cho chim non.
3. Nuôi vỗ béo chim lấy thịt
Tiến hành tách mẹ lúc 20-21 ngày tuổi (khối lượng cơ thể đạt 400-500g/con) dùng nhồi vỗ bé
– nơi nuôi : Nhà xây, lán trại, khu nuôi riêng, dùng lồng như chuồng cá thể đã trình bày ở trên cần đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, tuyệt đối yên tĩnh, chỉ có ánh sáng khi cho chim ăn, uống.
– Mật độ: 45-50 com/m2 lồng, không để không gian cho chim hoạt động nhiều, đảm bảo ngoài giờ ăn,uống thì thời gian ngủ là chính.
– Thức ăn dùng để nhồi: Ngô: 80%, đậu xanh 20%
– Cách nhồi: Thức ăn được nghiền nhỏ, viên thành viên nhỏ ngâm cho mềm rồi sấy khô đảm bảo tỷ lệ? thức ăn/nước: 1:1
+ Định lượng: 50-80 g/con
+ Thời gian: 2-3 lần/ngày
+ Phương pháp :
* Nhân công: Dùng tay nhét thức ăn vào miệng chim
                   * Dùng máy nhồi như vịt
– Khoáng vẫn được bổ sung tự do, các loại vitamin, thuốc bổ khác? được bổ sung trong nước uống

II. Một số bệnh thường gặp ở bồ câu và cách phòng trị

1. BỆNH THƯƠNG HÀN Ở BỒ CÂU
Bệnh do vi khuẩn Salmonella gallinacerum và S.enteritidis thuộc họ Enterbacteriacae gây ra. ChủngS. Gallinacerum có độc lực mạnh, gây bệnh cho bồ câu nhà, gà, vịt và nhiều loài chim hoang dã khác. Bồ câu các lứa tuổi đều bị bệnh, nhưng bị bệnh nặng và chết nhiều nhất ở bồ câu dưới một năm tuổi. Triệu chứng chính: bồ câu bệnh lười vận động, kém ăn, uống nhiều nước. Sốt, đứng ủ rũ, thở gấp, tiêu chảy phân màu xanh hoặc xám vàng, lẫn máu. Bệnh tích: niêm mạc đường tiêu hóa sung huyết, tụ huyết từng đám. Niêm mạc ruột non và ruột già bóc ra từng đám. Niêm mạc ruột già có hoại tử từng đám. Hạch limphô ruột tụ huyết.
Điều trị: – Cho cả đàn uống 5 ngày một trong các loại kháng sinh sau: Oracin-pharm (1ml/1,5 – 2 lít nước uống); Enroflox 5% (2g/lít nước uống); Pharmequin, Pharamox G, Ampi-col (1g/lít nước uống); Pharcolivet, Ampi-col pharm (10g/2,5 lít nước uống); Pharmequin-max (1g/2 lít nước uống).
– Đồng thời cho uống kèm Dizavit-plus, 2g/lít nước uống.
Sau khi dừng kháng sinh, cho cả đàn uống men tiêu hóa (Pharbiozym, Pharselenzym) để phục hồi sức khỏe.
2. BỆNH CẦU TRÙNG Ở BỒ CÂU (Pigeon coccidiosis)
Bệnh cầu trùng thường thấy ở bồ câu non 1 – 4 tháng tuổi với các triệu chứng tiêu chảy phân có nhiều dịch nhầy, đôi khi lẫn máu nên có màu sôcôla. Thông thường cầu trùng gây bệnh ở bồ câu nhẹ hơn ở gà, nhưng có ca bệnh nặng làm bồ câu tiêu chảy suy kiệt dẫn đến chết. Bệnh xảy ra vào vụ xuân – hè và thu – đông. Tại cơ sở ô nhiễm nặng bệnh có thể xảy ra quanh năm. Cầu trùng bồ câu có thể lây qua gà và ngược lại. Điều trị: Bệnh cầu trùng có thể ghép vi khuẩn đường ruột (E.coli hoặc Salmonella…) cho nên cần điều trị cả 2 bệnh này cùng lúc.
– Pharticoc-plus, 10g/7 lít nước, liên tục 3 ngày, nghỉ 2 ngày rồi cho uống tiếp 2 ngày.
Hoặc Pharm-cox G, 1ml/lít nước uống, liên tục 48 giờ hoặc 3ml/lít nước uống, 8 giờ/ngày, liên tục 2 ngày để diệt cầu trùng.
– Cùng lúc cho uống kèm một trong các loại kháng sinh sau: Oracin-pharm (1ml/1,5 – 2 lít nước uống); Pharcolivet, Ampi-coli pharm (10g/2,5 lít nước); Pharmequin, Pharamox G, Gatonic-plus (1g/lít nước uống)…liên tục 3 – 5 ngày.
3. CÁC BỆNH GIUN, SÁN Ở BỒ CÂU
Bệnh giun đũa.
Giun đũa Ascallidiosi columbae gây bệnh ở diều, ruột non, đôi khi ở thực quản. Vòng đời phát triển trực tiếp. Từ lúc cảm nhiễm đến lúc trưởng thành giun cần 37 ngày, có nghĩa mổ bồ câu ngoài một tháng tuổi mới thấy giun trưởng thành. Giun tròn như que tăm, màu trắng ngà. Giun cái dài 20 – 95mm, giun đực dài 50 – 70mm. Triệu chứng chính là bồ câu giảm ăn, gầy, lông xù, tiêu chảy, có khi chết do giun làm tắc ruột. Chim nuôi nhốt cũng bị giun nếu cho ăn thêm cát sỏi.
Bệnh giun ở diều bồ câu.
Bệnh do giun tròn Epomidiostomum uncinatum gây ra. Chúng ký sinh ở niêm mạc diều bồ câu. Giun đực dài 6,5 – 7,3mm, giun cái dài 2,0 – 11,5mm.
Chúng gây tổn thương diều bồ câu, có khi gây viêm diều do nhiễm khuẩn thứ phát.
Bệnh sán dây.
Sán dây là loài ký sinh trùng nguy hiểm. Chim bệnh giảm ăn, gầy, đôi lúc tiêu chảy. Có con chết do búi sán làm tắc ruột. Bồ câu có thể nhiễm nhiều loài giun tròn khác. Để điều trị các loài này cho bồ câu uống Decto-pharm, 1g/1,5kgP/lần. 3 tháng tẩy một lần.
Sau tẩy giun sán, cho cả đàn uống 7 ngày men tiêu hóa Pharbiozym (2g/lít nước) và liên tục Phar-M comix để bổ sung khoáng vi lượng. Cho bồ câu bố mẹ uống Teramix-pharm (10g/lít nước) để tăng năng suất sinh sản.
4. BỆNH NẤM DIỀU Ở BỒ CÂU
Bệnh do nấm Candidia albicans gây ra. Mẫn cảm nhất là bồ câu 1 – 2 tháng tuổi. Bệnh có thể lây qua dụng cụ, thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh. Cũng có thể do dùng kháng sinh phổ rộng dài ngày.
Triệu chứng: Đầu tiên xuất hiện những lớp vảy da màu vàng nhạt ở trong mỏ, có thể bóc tách dễ dàng, không chảy máu. Sau đó tạo những mụn loét ăn sâu xuống ngã tư hầu họng và diều. Chim bệnh ăn ít, tăng trọng kém, gầy, tiêu chảy. Thỉnh thoảng nôn ra chất nhầy lẫn thức ăn, mùi hôi. Diều chim bệnh sa, loét miệng. Chim non bị nặng hơn chim trưởng thành, chậm mọc lông.
Hộ lý: Tiêu hủy hết vật rẻ mau hỏng và phân trong chuồng bồ câu, vệ sinh sạch sẽ. Phun sát trùng chuồng và khu vực chăn nuôi bằng dung dịch chứa Iod, CuSO4 1%  hoặc formol 2,5%. Loại tất cả thức ăn nghi nhiễm nấm như Ngô, khô dầu đỗ tương. Cho ăn cám gà đẻ với khối lượng = 1/10 trọng lượng bồ câu.
Điều trị: – Cho cả đàn uống Nấm phổi GVN, 10g/2,5 – 3 lít nước uống hoặc 10g/30kgP/ngày, liên tục 7 ngày để diệt nấm.
– Cho uống chung với một trong các loại kháng sinh sau: Pharamox G, Pharmequin, Enroflox 5%, Orain-pharm… liên tục 5 ngày để diệt vi khuẩn bội nhiễm.
– Cho ăn/uống Phartigum B, 2g/10kgP/ngày hoặc 2g/lít nước uống để giảm đau, tăng lực.
Tốt nhất hòa tan lượng thuốc cần thiết, phun ướt đều vào cám  rồi cho ăn, như vậy bồ câu mẹ vừa mớm được thức ăn lẫn thuốc cho bồ câu con.
5. BỆNH NIU CÁT XƠN Ở BỒ CÂU
Bệnh Niu cát xơn (NCX) do virus gây ra. Triệu chứng chính: Chim bệnh ủ rũ, tiêu chảy phân màu trắng, đột tử, chân khô, diều căng đầy hơi hoặc thức ăn không tiêu hóa. Tỷ lệ chết có thể lên đến 90%. Có con bị vặn cổ, mặt ngửa lên trên, đi xoay vòng theo phía cổ bị vặn. Có khi đứng không vững, lăn quay ra nền chuồng. Những cá thể bị thần kinh thế này lâu chết nhưng thải mầm bệnh ra môi trường rất nguy hiểm, cho nên cần tiêu hủy. Xử lý ổ dịch như sau:
A/ Dùng ngay vacxin NCX thẳng vào ổ dịch.
– Đối với chim dưới 1 tháng tuổi nhỏ Laxoota hoặc ND-IB 2 lần cách nhau 14 ngày. Lần đầu có thể nhỏ cho chim trong tuần tuổi đầu tiên.
– Đối với chim trên 1 tháng tuổi nếu trước đây đã nhỏ vacxin phòng NCX, nay tiêm ngay 0,3ml vacxin nhũ dầu hoặc các loại vacxin phòng NCX với liều như tiêm cho gà.
Nếu trước đây chưa dùng vacxin nhỏ lần nào thì nhỏ ngay, 7 ngày sau mới dùng vacxin tiêm.
B/ Kết hợp cho uống kháng sinh (Oracin-pharm, Pharamox G, Pharmequin, Gatonic-plus…) diệt vi khuẩn bội nhiễm và thuốc tăng thể trạng (Dizavit-plus). Dùng phác đồ như điều trị bệnh Thương hàn.
6. BỆNH BỒ CÂU MỔ LÔNG, RỤNG LÔNG
Bồ câu mổ lông nhau, đặc biệt chim bố mẹ mổ lông chim con hoặc chim bị rụng lông có thể do chim bố mẹ thiếu khoáng vi lượng, vitamin trong thời kỳ nuôi con, cường độ ánh sáng mạnh, mật độ nuôi dày, stress (tiếng ồn, chó mèo đe dọa…), thức ăn không đảm bảo chất lượng (mốc, mọt), đơn điệu làm lông rụng kích thích con khác mổ, ngoại ký sinh trùng… Điều trị bằng cách loại bỏ các nguyên nhân kể trên và cho uống thuốc như sau:
– Pharotin-K, 10g/2,5 – 3 lít nước uống, liên tục 7 ngày.
– Phar-Calci B12, 10 – 20ml/lít nước uống, liên tục 7 ngày.
Sau đó bổ sung thường xuyên khoáng vi lượng Phar- M comix, 1g/lít nước uống.
Đối với bồ câu sinh sản định kỳ cho ăn/uống Teramix-pharm (10g/lít nước uống hoặc 1g/kgP/ngày), 5 – 10 ngày/đợt/tháng hoặc liên tục tùy điều kiện từng cơ sở.
    Các loại thuốc diệt khuẩn, ký sinh trùng, nấm… dùng phòng trị bệnh Bồ câu như dùng cho gia cầm.
– Một năm 2 lần tẩy giun sán bằng cách cho uống Decto-pharm (1g/1,5kg thể trọng để tẩy giun, sán dây), Pharcado (2g/4kg thể trọng để tẩy giun, sán dây) hoặc Pharcaris (10g/25 – 30kg thể trọng để tẩy giun tròn)

Trên đây là một số phòng bệnh cơ bản cho chim, mong bà con thược hiện đúng để đạt được hiểu quả cao trong chăn nuôi. Trong chăn nuôi bà con có vướng mắc gì hảy liên hệ chúng tôi.
Thành công của bà con là niêm vui của chúng tôi
Trung tâm giống bồ câu hà tĩnh 
THÔN ĐÔNG TIẾN( XÓM 8 ), XÃ KỲ BẮC, HUYỆN KỲ ANH, TĨNH HÀ TĨNH
ĐTDĐ: 0977006968 – 0988800153

Bồ câu chúng tôi đã quen với khí hậu khắc nhiệt của Miền Trung nên giống chúng tôi giù bà con nuôi ở đâu cũng thành công.Bảng giá tham khảo của trung tâm chúng tôi
Chim bồ câu thịt: 4-7 lượng=50.000đ /1con
Chim bồ câu tập ăn : 150.000đ/ 1 đôi
Chim bồ câu giống: 2 tháng tuổi=200.000đ/đôi.
Chim bồ câu đang đẻ: 7-12 tháng tuổi = 350.000đ/đôi; Gà giống con : tùy theo đơn hàng; Gà choai (đã ươm) 2-5 lượng:  170.000đ/1kg
Trứng gà ta: 5.000đ/1 quả
Ngan pháp thịt: 80.000đ/1kg
Thịt gà ta: 120.000đ/1kg
Chúng tôi Bán buôn bán lẻ, lồng nuôi công nghiệp kẽm 2,2 mm bao gồm máng ăn, máng uống + ổ đẻ : Giá 180.000đ/ 1 chuồng (nuôi được 2 cặp), và lồng nuôi chim chống đựơc mèo và chuột giá 200.000/ 1chuồng ( nuôi đựơc 2cặp)

Giá trên đây để bà con tham khảo và áp dụng cho từng đơn hàng 

Website: www.kinhtekyanh.com
Email: ht.anhtran@gmail.com
Tài khoãn: 3713205028072 Trần Anh ,Ngân Hàng AGribank,Chi Nhánh bắc kỳ anh, Hà Tĩnh, SCMND: 183405774 Cấp Ngày : 30/07/2014
Facebook: https://www.facebook.com/ht.anhtran
Youtube:https://www.youtube.com/channel/UCAbB4gqgSJ1sWB43RmwbU5w
Twitter: https://twitter.com/AnhtranHt

                                                                                                                 trung tâm giống bồ câu hà tĩnh

Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

kỹ thuật xây dựng chuồng công nghiệp nuôi bồ câu pháp - bồ câu hà tĩnh -0977006968


Chuồng chim bồ câu công nghiệp

Vật liệu làm chuồng




Mô hình nuôi chim bồ cầu công nghiệp còn gọi là nuôi nhốt hoàn toàn. Đây là mô hình nuôi chim bồ câu thương phẩm phổ biến nhất hiện nay. Vật liệu làm chuồng phổ biến nhất là lưới thép, khung chuồng có thể làm bẳng gỗ hoặc sắt cây.

Cấu tạo chuồng

Chuồng chim bồ câu công nghiệp được xây dựng thành từng dãy dài với rất nhiều ô, mỗi ô có kích thước 40x50x60cm. Chuồng được xây trong nhà và chim chỉ sinh sống khép kín trong từng ô chuồng.
Mô hình này giúp người nuôi chủ động phân chia chim sinh sản và chim thịt ra ở riêng. Ô chuồng của chim bồ câu sinh sản có ổ đẻ đường kính khoảng  25cm, chiều 8cm, khô ráo, sạch sẽ và phải vệ sinh thường xuyên.

Đặt máng thức ăn và nước

Máng thức ăn và nước uống được đặt riêng cho từng ô nên rất dễ theo dõi tình trạng chim và vệ sinh hàng ngày. Máng có kích thước khoảng 5x10cm.

Các yếu tố phụ

Mặc dù chuồng được xây hoàn toàn trong nhà nhưng người nuôi cần lưu ý đến hướng gió và cường độ ánh sáng. Chim bồ câu thích thoáng mát và nhiều ánh sáng. Môi trường ẩm thấp sẽ làm chim dễ bị bệnh và chậm lớn.
Trên đây là những chia sẻ về các cách làm chuồng nuôi chim bồ câu phổ biến nhất hiện nay. Mong rằng những thông tin này hữu ích giúp cho mọi người có thêm kiến thức về loài chim thương phẩm đang giúp rất nhiều gia đình thoát nghèo.




TRUNG TÂM GIỐNG BỒ CÂU HÀ TĨNH – Trại Bồ Câu Anh Dung

THÔN ĐÔNG TIẾN( XÓM 8 ), XÃ KỲ BẮC, HUYỆN KỲ ANH, TĨNH HÀ TĨNH

                                  ĐTDĐ: 0977006968 – 0988800153



CHÚNG TÔI CHUYÊN CUNG CẤP GIỐNG BỒ CÂU PHÁP, Cu Gáy, Chim trĩ,

gà lôi, ngan pháp,trứng gà ta... với nhiều năm kinh nghiệm thực tế với tổng đàn

hơn 2000 cặp chim pháp, 50 cặp cu gáy đang sinh sản...

trại chúng tôi bao tiêu đầu ra cho quý vị bà con, thu mua chim bồ câu mọi lứa tuỗi

Giống bồ câu Pháp

Trang trại chúng tôi áp dụng khoa học kỹ thuật, VÀ SỮ DỤNG CÁC BÀI THUỐC DÂN DAN ĐỂ PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH CHO TRẠI BỒ CÂU nên con giống chúng tôi luôn đảm bảo chất lựơng,và không dư thừa kháng sinh trong cơ thể và không bị lờn thuốc và hứơng dẫn cách nuôi,phòng,chữa bệnh cho bồ câu ,để bà con đạt hiệu quã cao nhất trong chăn nuôi,chúng tôi nhận bao đầu ra cho bà con,Thành công của bà con là niềm vui của chung tôi !

Bồ câu chúng tôi đã quen với khí hậu khắc nhiệt của Miền Trung nên giống chúng tôi giù bà con nuôi ở đâu cũng thành công.Bảng giá tham khảo của Trại Bồ Câu Anh Dung

Chim bồ câuthịt: 4-7 lượng=50.000đ /1con

Chim bồ câu tập ăn : 150.000đ/ 1 đôi

Chim bồ câu giống: 2 tháng tuổi=200.000đ/đôi.

Chim bồ câu đang đẻ: 7-12 tháng tuổi = 350.000đ/đôi; Gà giống con : tùy theo đơn hàng;

Gà choai (đã ươm) 2-5 lượng: 150.000đ/1kg

Trứng gà ta: 5.000đ/1 quả

Ngan pháp thịt: 80.000đ/1kg

Thịt gà ta: 120.000đ/1kg

Chúng tôi Bán buôn bán lẻ, lồng nuôi công nghiệp kẽm 2,2 mm

bao gồm máng ăn, máng uống + ổ đẻ : Giá 180.000đ/ 1 chuồng (nuôi được 2 cặp),

và lồng nuôi chim chống đựơc mèo và chuột giá 200.000/ 1chuồng ( nuôi đựơc 2cặp)

Giá trên đây để bà con tham khảo và áp dụng cho từng đơn hàng

TRẠI BỒ CÂU ANH DUNG, THÔN ĐÔNG TIẾN( XÓM 8 ), XÃ KỲ

BẮC, HUYỆN KỲ ANH, TĨNH HÀ TĨNH

ĐTDĐ: 0977006968 – 0988800153

Website: www.kinhtekyanh.com

Email: ht.anhtran@gmail.com

Tài khoãn: 3713205028072 Trần Anh ,Ngân Hàng

AGribank,Chi Nhánh Voi Hà Tĩnh, SCMND: 183405774 Cấp Ngày : 30/07/2014

Facebook: https://www.facebook.com/ht.anhtran

Youtube:https://www.youtube.com/channel/UCAbB4gqgSJ1sWB43RmwbU5w

Twitter: https://twitter.com/AnhtranHt



                                                                                                trung tâm giống bồ câu hà tĩnh

Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2017

kỹ thuật phun phòng dịch cho bồ câu pháp - bồ câu hà tĩnh - 0977006968

1. Nguyên tắc vệ sinh, sát trùng:



- Phải luôn luôn làm sạch tất cả phân và các chất bẩn. Khi có phân là có vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là Salmonella.
- Chỉ dùng thuốc sát trùng sau khi đã làm sạch bề mặt.
- Phải để khô hoàn toàn vì vi sinh vật gây bệnh không thể sống trong môi trường khô.
2. Quy trình vệ sinh, sát trùng:
Bước 1 - Làm sạch chất hữu cơ trước khi rửa:
Hầu hết các thuốc sát trùng không có tác dụng diệt khuẩn nếu dụng cụ được sát trùng không sạch sẽ. Đất, rơm, trấu, sữa, máu, phân gây bất hoạt thuốc sát trùng. Trước khi rửa bằng nước cần dùng chổi, xẻng hoặc các dụng cụ thích hợp làm sạch các chất hữu cơ bám trên nền chuồng, tường chuồng, trên bề mặt các dụng cụ chăn nuôi...
Bước 2 - Rửa sạch bằng nước:
Sau khi vệ sinh cơ học các chất hữu cơ tiến hành rửa sạch bằng nước. Đối với dụng cụ, sàn, vách ngăn… bị chất bẩn bám chặt bề mặt lâu ngày, cần ngâm nước 1 - 3 ngày trước khi rửa. Đối với một số chỗ khó rửa (các góc, khe...), phải dùng vòi xịt áp suất cao bằng hơi.
Bước 3 - Tẩy bằng xà phòng, nước vôi hoặc thuốc tẩy:
Dùng nước xà phòng, nước vôi 30% hoặc thuốc tẩy rửa để phun, dội rửa lên nền hoặc ngâm các dụng cụ chăn nuôi.
Bước 4 - Sát trùng bằng thuốc sát trùng:
Dùng thuốc sát trùng với liều lượng phù hợp. Cần kiểm tra pH nguồn nước trước khi pha loãng. Không được dùng nước cứng để pha thuốc sát trùng vì sẽ làm giảm hoặc làm mất tác dụng của thuốc sát trùng. Dùng nước có nhiệt độ phù hợp để pha loãng thuốc.
Lưu ý thời hạn dùng thuốc và thời hạn dùng dung dịch thuốc sát trùng đã pha loãng. Cần đảm bảo đủ thời gian cho thuốc tiếp xúc với dụng cụ được sát trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Khi phun thuốc sát trùng, phải mặc quần áo bảo hộ lao động.
Bước 5 - Để khô:
Sau khi khử trùng bằng thuốc, cần phải để khô dụng cụ và trang thiết bị. Với chuồng nuôi, thời gian để khô trước khi thả bồ câu vào là  2 ngày, không được để khô dưới 12 giờ.





BỒ CÂU HÀ TĨNH – Trại Bồ Câu Anh Dung

THÔN ĐÔNG TIẾN( XÓM 8 ), XÃ KỲ BẮC, HUYỆN KỲ ANH, TĨNH HÀ TĨNH

                                  ĐTDĐ: 0977006968 – 0988800153



CHÚNG TÔI CHUYÊN CUNG CẤP GIỐNG BỒ CÂU PHÁP, Cu Gáy, Chim trĩ,

gà lôi, ngan pháp,trứng gà ta... với nhiều năm kinh nghiệm thực tế với tổng đàn

hơn 2000 cặp chim pháp, 50 cặp cu gáy đang sinh sản...

trại chúng tôi bao tiêu đầu ra cho quý vị bà con, thu mua chim bồ câu mọi lứa tuỗi

Giống bồ câu Pháp

Trang trại chúng tôi áp dụng khoa học kỹ thuật, VÀ SỮ DỤNG CÁC BÀI THUỐC DÂN DAN ĐỂ PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH CHO TRẠI BỒ CÂU nên con giống chúng tôi luôn đảm bảo chất lựơng,và không dư thừa kháng sinh trong cơ thể và không bị lờn thuốc và hứơng dẫn cách nuôi,phòng,chữa bệnh cho bồ câu ,để bà con đạt hiệu quã cao nhất trong chăn nuôi,chúng tôi nhận bao đầu ra cho bà con,Thành công của bà con là niềm vui của chung tôi !

Bồ câu chúng tôi đã quen với khí hậu khắc nhiệt của Miền Trung nên giống chúng tôi giù bà con nuôi ở đâu cũng thành công.Bảng giá tham khảo của Trại Bồ Câu Anh Dung

Chim bồ câuthịt: 4-7 lượng=50.000đ /1con

Chim bồ câu tập ăn : 150.000đ/ 1 đôi

Chim bồ câu giống: 2 tháng tuổi=250.000đ/đôi.

Chim bồ câu đang đẻ: 7-12 tháng tuổi = 380.000đ/đôi; Gà giống con : tùy theo đơn hàng;

Gà choai (đã ươm) 2-5 lượng: 150.000đ/1kg

Trứng gà ta: 5.000đ/1 quả

Ngan pháp thịt: 80.000đ/1kg

Thịt gà ta: 120.000đ/1kg

Chúng tôi Bán buôn bán lẻ, lồng nuôi công nghiệp kẽm 2,2 mm

bao gồm máng ăn, máng uống + ổ đẻ : Giá 180.000đ/ 1 chuồng (nuôi được 2 cặp),

và lồng nuôi chim chống đựơc mèo và chuột giá 200.000/ 1chuồng ( nuôi đựơc 2cặp)

Giá trên đây để bà con tham khảo và áp dụng cho từng đơn hàng

TRẠI BỒ CÂU ANH DUNG, THÔN ĐÔNG TIẾN( XÓM 8 ), XÃ KỲ

BẮC, HUYỆN KỲ ANH, TĨNH HÀ TĨNH

ĐTDĐ: 0977006968 – 0988800153

Website: www.kinhtekyanh.com

Email: ht.anhtran@gmail.com

Tài khoãn: 3713205028072 Trần Anh ,Ngân Hàng

AGribank,Chi Nhánh Voi Hà Tĩnh, SCMND: 183405774 Cấp Ngày : 30/07/2014

Facebook: https://www.facebook.com/ht.anhtran

Youtube:https://www.youtube.com/channel/UCAbB4gqgSJ1sWB43RmwbU5w

Twitter: https://twitter.com/AnhtranHt




                                                                                                            trung tâm giống bồ câu hà tĩnh